Những yêu thương vẫy gọi phía quê nhà
Chiều 3.3, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, sau hợp nhất giữa Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, bộ có 23 đơn vị. Trong đó 19 đơn vị giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước.Tại hội nghị, Bộ trưởng Xây dựng cũng trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với một số trường hợp cán bộ theo chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy. "Nhiều người đã gắn bó cả đời mình với Bộ Xây dựng và Bộ GTVT. Việc tự nguyện xin nghỉ trước tuổi thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, hy sinh của cá nhân đối với sự nghiệp cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy", ông Minh nói.Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, đợt sắp xếp, quyết định cho cán bộ nghỉ trước tuổi theo Nghị định 178 là đợt đầu tiên. Ông cũng đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan tiếp tục rà soát, xây dựng các tiêu chí đánh giá khi tiến hành sắp xếp, bố trí cán bộ, tinh giảm biên chế.Sau kiện toàn, Bộ Xây dựng có 8 thứ trưởng gồm các ông: Nguyễn Văn Sinh, Bùi Xuân Dũng, Phạm Minh Hà, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Danh Huy, Nguyễn Xuân Sang, Lê Anh Tuấn và Nguyễn Tường Văn. Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm mới đây được điều động, bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.Về cơ cấu tổ chức, Bộ Xây dựng có 23 đơn vị trực thuộc, gồm: Văn phòng; Thanh tra; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Quy hoạch - Kiến trúc; Vụ Vận tải và An toàn giao thông; Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng.Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng; Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; Cục Phát triển đô thị; Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng; Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản; Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin; Báo Xây dựng; Tạp chí Xây dựng và Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng.Ngoài ra, Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng; các Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường bộ Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.Giá xăng dầu hôm nay 20.4.2024: Tuần 'rơi' 3%
Theo đại diện Cục CSGT, sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1 - 31.1), tình hình tai nạn giao thông đường bộ đã chuyển biến rất rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm ngoái và thời gian trước liền kề.Thống kê cho thấy, trong 1 tháng đầu Nghị định 168 có hiệu lực, toàn quốc xảy ra 1.702 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 917 người chết và 1.163 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 26,29% về số vụ, giảm 1,72% về số người chết, giảm 37,71% số người bị thương; so với thời gian trước liền kề, giảm 18,25% số vụ, giảm 9,83% số người chết, giảm 20,12% số người bị thương. Trong công tác xử lý vi phạm, khoảng thời gian trên, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 327.349 trường hợp vi phạm (so với thời gian trước liền kề giảm 48.160 trường hợp, giảm 12,8%), phạt 917 tỉ đồng; tước quyền sử dụng 27.820 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 28.762 giấy phép lái xe; tạm giữ 1.823 ô tô, 93.766 mô tô. Trong đó, 70.426 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, giảm 10.484 trường hợp (giảm 13%); vi phạm tốc độ: 73.043 trường hợp, giảm 1.545 trường hợp (giảm 2,1%); vi phạm chất ma túy: 589 trường hợp, giảm 161 trường hợp (giảm 21,5%); vi phạm quá tải trọng, quá khổ, cơi nới thành thùng: 4.531 trường hợp, giảm 3.564 trường hợp (giảm 44%); chở quá số người quy định: 2.695 trường hợp, giảm 2.299 trường hợp (giảm 46%); vi phạm phần đường, làn đường: 11.572 trường hợp, giảm 5.097 trường hợp (giảm 30,6%); không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông: 5.106 trường hợp, giảm 2.957 trường hợp (giảm 36,7%); không đội mũ bảo hiểm: 33.193 trường hợp, giảm 10.362 trường hợp (giảm 23,8%)...Đại diện Cục CSGT cho hay, sau 1 tháng thực hiện nghị định, có thể thấy rõ việc xử lý vi phạm giảm đáng kể so với thời gian trước liền kề, cho thấy ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao và tự giác chấp hành ngay cả khi không có lực lượng CSGT."Tại các nút giao, người dân đã tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh đèn tín hiệu, xếp hàng trật tự, không còn tình trạng dừng đỗ chen lấn vào các làn đường, chiều đường… Qua đó không xuất hiện tình trạng ùn kéo dài, chỉ xuất hiện cục bộ, sau từ 2 đến 3 nhịp đèn tín hiệu có thể lưu thông. Khách quốc tế đánh giá cao việc chấp hành giao thông của người dân nước ta", đại diện Cục CSGT cho hay.Thời gian tới, CSGT toàn quốc sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và sẽ xử lý trên tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", từ đó tạo lập và hình thành văn hóa tham gia giao thông "văn minh", "hiện đại" và "an toàn". Cục CSGT sẽ tham mưu cho Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương rà soát hoàn thiện yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội và tốc độ gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông.
Luyện tay lái bằng dàn xe… tiền tỉ của Mercedes
Phân tích thử nghiệm lâm sàng liên quan đến 777 người lớn tuổi cho thấy rằng lượng omega-3 hấp thụ hằng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa sinh học ở mức độ vừa phải, với các biện pháp can thiệp kết hợp cho thấy tác dụng mạnh nhất đối với quá trình lão hóa và phòng ngừa bệnh tật.Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Aging đã phát hiện thêm một tác dụng tuyệt vời của dầu cá omega-3, đặc biệt là khi kết hợp bổ sung omega-3 với vitamin D và tập thể dục, theo trang tin y khoa News Medical.Nghiên cứu bao gồm 777 người Thụy Sĩ tham gia thử nghiệm DO-HEALTH - thử nghiệm về lão hóa khỏe mạnh lớn nhất châu Âu, bao gồm 5 quốc gia châu Âu. Mục tiêu chính của nghiên cứu là điều tra tác dụng của việc bổ sung vitamin D và omega-3 và tập thể dục, riêng lẻ hoặc kết hợp, trong 3 năm đối với quá trình lão hóa sinh học.Lão hóa sinh học là sự suy giảm dần dần các chức năng sinh lý ở các sinh vật sống. Nhiều nghiên cứu lớn đã được tiến hành để hiểu quá trình lão hóa và xác định các biện pháp can thiệp nhằm làm chậm quá trình lão hóa sinh học.Những người tham gia ở độ tuổi từ 70 trở lên, được tiêu thụ 1 viên omega-3 (1.000 mg) mỗi ngày, 2.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D và tập thể dục 30 phút 3 lần một tuần, riêng lẻ hoặc kết hợp, trong thời gian thử nghiệm kéo dài 3 năm.Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu máu để tính toán tốc độ lão hóa sinh học ở những người tham gia.Kết quả đã phát hiện ra rằng uống 1 viên dầu cá omega-3 (1.000 mg) mỗi ngày giúp giảm quá trình lão hóa sinh học, theo News Medical.Đáng chú ý, kết hợp cả ba biện pháp: Uống dầu cá omega-3, vitamin D và tập thể dục - cho thấy tác dụng mạnh nhất đối với quá trình lão hóa và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là trong việc giảm nguy cơ ung thư và ngăn ngừa tình trạng suy nhược.Nghiên cứu còn phát hiện những người có mức omega-3 thấp hơn khi bắt đầu thử nghiệm đã gặt hái được lợi ích lớn hơn khi uống dầu cá omega-3. Các nhà nghiên cứu kết luận: Kết quả này làm nổi bật tầm quan trọng của dầu cá omega-3 như một biện pháp can thiệp có mục tiêu để tác động đến quá trình lão hóa sinh học.Đối với vitamin D, cần lưu ý rằng bổ sung quá liều có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất nên dùng biện pháp phơi nắng buổi sáng trong 15 phút mỗi ngày hoặc hấp thụ vitamin D thông qua thực phẩm (gồm các béo như cá hồi, cá trích, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, các loại nấm, yến mạch, ngũ cốc, sữa, cam). Và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chất bổ sung.
Ngày 30.12, theo kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) tại 64.126 lượt doanh nghiệp với tổng số 318.731 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người), nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp phân bổ theo các mức lương cụ thể sau:Mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng: cần 78.940 vị trí, chiếm 24,77% tổng nhu cầu nhân lực, tập trung ở các vị trí như nhân viên bán và trợ giúp bán hàng; nhân viên tư vấn; nhân viên giới thiệu sản phẩm; nhân viên phục vụ.Mức lương từ 5 - 10 triệu đồng/tháng: cần 157.885 vị trí (49,53%), chủ yếu ở các vị trí như nhân viên hành chính văn phòng; công nhân may; nhân viên thu mua; kế toán; nhân viên thủ kho; kỹ thuật viên điện; quản lý cửa hàng; nhân viên tiếp thị; nhân viên chăm sóc khách hàng.Mức lương trên 10 - 15 triệu đồng/tháng: cần 52.349 vị trí (16,42%), tập trung chủ yếu ở các vị trí như nhân viên marketing; tư vấn bảo hiểm; điều dưỡng viên; nhân viên xuất nhập khẩu; kinh doanh bất động sản; xử lý dữ liệu; thiết kế đồ họa; thiết kế nội thất.Mức lương trên 15 - 20 triệu đồng/tháng: cần 11.500 vị trí (3,61%), chủ yếu ở các vị trí như: kỹ sư cơ khí; kỹ sư điện; kỹ sư thiết kế cấp thoát nước; lập trình viên; trưởng nhóm kinh doanh bất động sản; nhân viên tư vấn và phân tích tài chính; kế toán trưởng; trưởng phòng đào tạo; kỹ sư phần mềm; bác sĩ; giám sát công trình.Trong khi đó, chỉ có khoảng 18.057 vị trí (5,67%) tuyển mức lương trên 20 triệu/tháng, tập trung các vị trí như: giám đốc tài chính; quản lý chuỗi cung ứng - phân phối; giám đốc, trưởng phòng marketing; trưởng phòng quản lý chất lượng; kiến trúc sư; giám đốc dự án; chỉ huy trưởng công trình cơ điện.Trong năm 2024, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng khảo sát 165.333 người có nhu cầu tìm việc.Qua phân tích cho thấy, số người tìm việc có mức lương/tháng từ 5 - 10 triệu đồng chiếm 11,65% trong tổng số; trên 10 - 15 triệu đồng chiếm 41,15%; trên 15 - 20 triệu đồng chiếm 26,25%; trên 20 triệu đồng chiếm 19,89%.Đa số tìm các vị trí như nhân viên kiểm định chất lượng; nhân viên y tế; bác sĩ đa khoa; nhân viên nhân sự; trực tổng đài; kỹ thuật viên thẩm mỹ; nhân viên logistics; quản lý kho; trợ lý văn phòng; quản lý nhà hàng; nhân viên IT; lập trình viên; chuyên viên kế toán; kỹ sư xây dựng; kiến trúc sư; quản trị website; nhân viên marketing; kiểm toán viên; giám sát công trình; nhân viên phân tích tài chính; nhân viên môi giới bảo hiểm; giáo viên ngoại ngữ; thông dịch viên.Đáng lưu ý, nếu như doanh nghiệp có tới 24,77% công việc đang trả mức lương dưới 5 triệu đồng thì chỉ có 1,06% người lao động tìm vị trí này. Phần lớn các ứng viên ở trình độ lao động phổ thông hoặc tìm việc làm bán thời gian, chủ yếu ở các vị trí việc làm như nhân viên tiếp thị sản phẩm; nhân viên phục vụ; nhân viên phụ bếp; phụ xe; cộng tác viên; thực tập sinh; tạp vụ; nhân viên bảo vệ, nhân viên bán thời gian; nhân viên bán hàng siêu thị.Kết quả khảo sát của trung tâm về tình hình sử dụng lao động tại 17.500 doanh nghiệp trong năm qua cũng cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập của các nhóm lao động.Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động quản lý là 13,22 triệu đồng/tháng; lao động gián tiếp là 11,17 triệu đồng/tháng; lao động trực tiếp là 10,88 triệu đồng/tháng.Theo đánh giá của trung tâm, mức thu nhập bình quân của các nhóm lao động nhìn chung đã phản ánh hiệu suất công việc, mức độ đóng góp và trách nhiệm của từng nhóm lao động đối với sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Tranh cãi chuyện cặp đôi chia tay vì bạn trai 'bị dị ứng với bạn gái'
Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ 15.2, thay thế cho thông tư số 15 năm 2017, là cơ sở để các trường nghề nâng cao chất lượng đào tạo và được công nhận.Tại quy định mới này, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 8 tiêu chí mà trường nghề cần thực hiện, gồm sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; chương trình đào tạo, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; người học và hoạt động hỗ trợ người học; giám sát, đánh giá chất lượng.So với thông tư năm 2017, thông tư này đã bỏ đi tiêu chí "quản lý tài chính" và điều chỉnh tiêu chí "nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế" thành "nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế". Ở tiêu chí "dịch vụ người học", quy định mới thay đổi thành "người học và hoạt động hỗ trợ người học". Tương tự, tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" được điều chỉnh thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo".Các tiêu chuẩn của mỗi tiêu chí cũng có sự điều chỉnh và thay đổi. Chẳng hạn tại tiêu chí về sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý từ 12 tiêu chuẩn giảm xuống còn 5 tiêu chuẩn, tập trung vào nội dung xây dựng, vận hành và tăng cường quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng của các trường.Tiêu chí hoạt động đào tạo trước đây có 17 tiêu chuẩn thì nay chỉ còn 8; tiêu chí nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và chương trình đào tạo, giáo trình từ 15 tiêu chuẩn xuống còn 7...Tại tiêu chí về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, một tiêu chuẩn của quy định cũ yêu cầu hàng năm trường có ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp còn trường CĐ là ít nhất 2 đề tài, sáng kiến, thì tại thông tư mới, yêu cầu này không còn nữa.Về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, quy định mới cũng bỏ tiêu chí về quản lý tài chính đồng thời có một số điều chỉnh. Chẳng hạn quy định mới yêu cầu chuẩn đầu ra trong khi điều này không có trong quy định năm 2017. Điều chỉnh tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu"...Về điểm số để đạt kiểm định, thông tư năm 2017 quy định điểm đánh giá của các tiêu chí 3, 4, 5, 7 (nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; giám sát, đánh giá chất lượng) phải đạt từ 80% điểm chuẩn của từng tiêu chí trở lên.Trong khi đó, quy định mới ở các tiêu chí tương tự (cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo, giáo trình; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu; giám sát, đánh giá chất lượng) thì điểm đạt là từ 75% trở lên.Như vậy, có thể nói việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có một số điều chỉnh nhằm tập trung hơn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thực sự quan trọng và cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn tại các trường nghề hiện nay.